Xem kết quả: / 2
Bình thườngTuyệt vời 

Duy trì, cũng cố, phát triển câu lạc bộ khiếm thính tỉnh Đăk Lăk

 

PHẦN I:

LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ:

- Trong những năm qua, toàn xã hội rất quan tâm đến việc làm và thu nhập cho các em Thanh, Thiếu niên khuyết tật. Nhà nước luôn chú trọng trong việc ban hành các văn bản pháp lý về hỗ trợ việc làm, nhằm giúp các em tìm việc làm phù hợp, để giảm bớt sự tự ti của bản thân, phần nào giảm bớt gánh nặng cho gia đình, cộng đồng đây cũng là góp phần động viên, khích lệ tinh thần trong việc làm, hành động bổ ích cho người khuyết tật.

- Mùa hè năm 2010 được sự quan tâm chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Tỉnh Đắk Lắk, được Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt Nam hỗ trợ một phần kinh phí. Lãnh đạo, cán bộ, viên chức, giáo viên của Trung tâm đã tổ chức thành lập câu lạc bộ Thanh, Thiếu niên khuyết tật, nhằm hội tụ các em Thanh, Thiếu niên là những cựu học sinh của Trung tâm về để tổ chức hoạt động truyền thông sáng tạo, tư vấn sức khỏe giới tính…, qua đó phát hiện và bồi dưỡng các thành viên của câu lạc bộ có các kỹ năng trình diễn sân khấu như một hoạt động nghề nghiệp thường xuyên nhằm động viên, khích lệ tinh thần kịp thời và có thu nhập cho các em. Từ những suy nghĩ và ý nghĩa cao đẹp đó,  Lãnh đạo Trung tâm đã có kế hoạch giao cho Đoàn thanh niên trực tiếp quản lý hướng dẫn sinh hoạt của Câu lạc bộ và Trung tâm định hướng cho các em một số Ngành nghề, góp phần đa dạng hóa khả năng nghề nghiệp, giúp các em tiếp cận và làm quen một số Ngành nghề để tương lai các em có thể sống chính bằng nghề mà Trung tâm đã giới thiệu nhằm cải thiện đời sống cho các em. Đồng thời Trung tâm cũng là nơi để các em gặp gỡ, giao lưu, học hỏi, tâm tư tình cảm, chia sẽ kinh nghiệm và những kết qủa đã đạt được của các thành viên trong Câu lạc bộ, đồng thời nêu lên được những khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống của các thành viên để có sự giúp đỡ của tập thể Trung tâm. Sinh hoạt Câu lạc bộ người khuyết tật trong tỉnh được xem như là một bộ phận của mạng lưới tổ chức của người khuyết tật rộng lớn trong cả nước.

- Chính vì thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động Câu lạc bộ nên bản thân tôi mạnh dạn chọn chuyên đề Duy trì, cũng cố và phát triển Câu lạc bộ Thanh, Thiếu niên khuyết tật Đăk Lăk” để nghiên cứu. Đây là một chuyên đề rộng và khó, đòi hỏi phải có nhiều thời gian cũng như kinh nghiệm công tác thực tiễn trong nghề nghiệp vì vậy bài viết không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự hướng dẫn của Lãnh đạo, đóng góp của các đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn thiện hơn.

PHẦN II:

PHẠM VI CHUYÊN ĐỀ

1. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Qua chuyên đề này, tôi muốn tìm hiểu và góp một phần nhỏ vào việc giúp đỡ các em học sinh khuyết tật lớn tuổi hiểu được ý nghĩa của việc làm có thu nhập, đồng thời giúp các em hòa nhập với cộng đồng.

2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Cựu học sinh khuyết tật của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật Tỉnh Đăk Lăk.

PHẦN III:

THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

1. THUẬN LỢI:

- Được sự quan tâm giúp đỡ và chỉ đạo kịp thời của Sở Giáo dục Đào tạo  và các cấp các Ngành trong và ngoài Tỉnh Đăk Lăk.

- Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật như là ngôi nhà thứ 2 của các em. Lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức và đội ngũ giáo viên của Trung tâm luôn là chỗ dựa vững chắc cho các em.

- Đoàn thanh niên của Trung tâm là đội ngũ trọng tâm giúp các em định hướng cũng cố kiến thức, hỗ trợ các em trong mọi hoạt động. Giúp cho các em luôn có sức khỏe tốt, chăm chỉ trong học tập và lao động, đoàn kết, thương yêu, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.

 

2.     KHÓ KHĂN:

- Là người khuyết tật nhất định có khó khăn riêng.

- Các em hiện đang sống với gia đình tại nhiều địa phương trong tỉnh, đường xá đi lại xa xôi, khó khăn, cách trở; sự giao tiếp, phong tục tập quán địa phương, lối sống của các em còn có nhiều hạn chế và khác nhau.

- Đội ngũ cán bộ đoàn của Trung tâm có tinh thần nhiệt tình, có sự quan  tâm lớn, có trách nhiệm cao nhưng đại đa số là nữ giới đang thời kỳ nuôi con nhỏ nên có phần hạn chế về mặt thời gian giúp đỡ các em. Tuy vậy tôi tin tưởng rằng với truyền thống của Việt Nam, hòa chung với toàn cộng đồng đang ra sức chung tay để giúp đỡ người khuyết tật, trong đó có Câu lạc bộ thanh thiếu niên khuyết tật tỉnh Đăk Lăk sẽ thành công.

PHẦN IV:

BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

1.Mục tiêu:

Học sinh khuyết tật, các thành viên Câu lạc bộ Thanh, Thiếu niên khuyết tật  tỉnh Đắk Lắk có sức khỏe, tính cần cù, có kỹ năng trình diễn sân khấu (ca, múa, nhạc, kịch...) là phương tiện để thể hiện năng khiếu, thổ lộ tình cảm, nhận thức về bản thân và góp phần xây dựng nhận thức cộng đồng về khả năng của người khuyết tật làm cho mọi người hiểu được rằng: “Tàn nhưng không phế”.

2. Tổ chức thực hiện:

- Trung tâm giao cho đoàn thanh niên quản lý các hoạt động của Câu lạc bộ, hàng quý cán bộ đoàn thanh niên lên kế hoạch, chương trình hoạt động cụ thể, nội dung hoạt động thiết thực, phù hợp với đối tượng là trẻ khuyết tật, đồng thời liên hệ với các Câu lạc bộ người khuyết tật trong tỉnh để thông báo ngày giờ, địa điểm tập trung giao lưu, chia sẽ, trao đổi kinh nghiệm và các nội dung khác.

- Mỗi quý tổ chức sinh hoạt ít nhất 01 lần, Chủ nhiệm Câu lạc bộ và cán bộ đoàn thanh niên chuẩn bị nội dung, thời gian và phương pháp tổ chức.

- Sau đợt giao lưu và tập trung luyện tập của các Câu lạc bộ thì tiến hành tổ chức đêm diễn theo hình thức phát động phong trào tại các cơ sở đoàn như: Đoàn trường trung học phổ thông , Trường Đại học, Cao đẳng sư phạm đóng trên địa bàn Thành phố, các tổ chức Đoàn phường, Công an, Bộ đội…nhằm hỗ trợ kinh phí đi lại, ăn, ở cho các em, gây quỹ hỗ trợ cho các em đi học nghề, tìm việc làm...

- Tổ chức triển khai:

Hợp đồng nghệ sĩ : Hợp đồng giáo viên dạy múa và dạy kịch với thời gian từ 04 đến 06 ngày và kết hợp một số tiết mục tự biên do giáo viên Trung tâm hướng dẫn.

Ví dụ:

+ Múa trống: Hợp đồng Nghệ sỹ Nguyễn Thái - Võ sư đoàn lân sư đồng Nhân Nghĩa Đường.

+ Các tiết mục múa, nhảy Erobic, hiphop: Hợp đồng Nghệ sỹ Đoàn Ngọc Trang - Nhà văn hoá Thanh thiếu nhi Đắk Lắk.

+ Các tiết mục kịch: Hợp đồng Nghệ sỹ Phạm Thế Mạnh - Nhà văn hoá Thanh thiếu nhi Đắk Lắk.

+ Giáo viên của Trung tâm tham gia cùng các nghệ sỹ hướng dẫn các thành viên Câu lạc bộ và các em học sinh trong suốt quá trình luyện tập và biểu diễn.

+ Chuẩn bị một số trang thiết bị cần thiết: Tiến hành đặt mua hoặc thuê một số đạo cụ, quần áo, trang phục biểu diễn, một số dụng cụ phục vụ cho đêm diễn và dùng để biểu diễn lâu dài cho câu lạc bộ. Các thiết bị và trang phục sẽ giao cho Đoàn thanh niên Trung tâm quản lý.

+ Tổ chức Đoàn tham gia tiết mục và quản lý học sinh: Chi đoàn tham gia luyện tập cùng học sinh.

+ Tổ chức hậu cần cho các học viên: Trung tâm bố trí nhân viên nấu ăn, bảo mẫu, bảo vệ, phục vụ học sinh và các thành viên Câu lạc bộ trong thời gian luyện tập và biểu diễn.

+ Y tế, an ninh, điện, thông tin... phối hợp các cơ quan đóng trên địa bàn Thành phố nhằm phục vụ tốt cho các em suốt trong đêm diễn.

+ Tổ chức đêm diễn với các thông điệp mà Câu lạc bộ đề xuất theo ý nghĩa của từng đêm diễn:

Ví dụ: Trái đất, thế giới là của chúng mình, tất cả chúng mình và Tây Nguyên với Bác Hồ…

3. Thành tích đã đạt được :

Câu lạc bộ Thanh, Thiếu niên khuyết tật mới đi vào hoạt động từ mùa hè năm 2010 đến nay, thời gian tuy chưa nhiều, bước đầu còn gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy với sự quan tâm của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đăk Lăk, Lãnh đạo Trung tâm, các Sở, Ban, Ngành trong tỉnh cùng tình cảm của các thầy, cô giáo, Đoàn thanh niên đã dành cho các em và sự đam mê của các em. Chính vì vậy trong thời gian qua Câu lạc bộ đã đi vào hoạt động và đạt được một số kết quả bước đầu, được các nhà chuyên môn, các cấp các Ngành đánh giá cao, chương trình hoạt động tương đối phong phú, nội dung hoạt động phù hợp với các em khuyết tật, thể hiện được tính nghiêm túc, tinh thần trách nhiệm, tính chuyên môn cao, các thành viên luyện tập tự tin, nhiệt tình, hăng say, tinh thần đoàn kết đã gặt hái được một số kết quả như sau:

- Số Thanh, Thiếu niên khuyết tật tham gia đông đủ: Gồm 40 em tham gia.

- Các tiết mục được xây dựng trong đợt sinh hoạt hè 2010 bao gồm múa, kịch, hát, trống, hòa tấu…cụ thể:

1/ Múa bài Trái đất này là của chúng mình.

2/ Tiết mục múa trống.

3/ Tiết mục nhảy Erobic.

4/ Tiết mục nhảy hiphop.

5/ Tiết mục múa liên khúc bài Ơn Bác Hồ với người Tây Nguyên và Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng.

6/ Tiết mục kịch: Bài học nhớ đời.

7/ Tiết mục kịch: Vươn lên.

8/ Đơn ca.

9/ Song ca.

10/ Tam ca.

11/ Tốp ca.

12/Hoà tấu.

- Hiện nay số thanh niên của câu lạc bộ được tư vấn hỗ trợ tìm được việc làm ổn định bao gồm:

1/ Em Trần Văn Minh, Em Trần Anh Minh làm nghề mộc, điêu khắc gỗ thu nhập 1 tháng 3 triệu đồng đã trừ tiền ăn ở.

2/ Em Nguyễn Thanh Bình, Em Nguyễn Văn Sáng học làm tranh ghép gỗ thu nhập 1 tháng 1,8 triệu đồng đã trừ tiền ăn ở.

3/ Em Y Rung KĐớk, Em Ngô Văn Tâm học cơ điện trong thời gian học nghề chủ cơ sở nuôi ăn ở và hỗ trợ các em thêm 500 ngàn đồng/tháng.

4/ Em H’Bloen; Em Lý Thị Dung làm khuy áo và học nghề may thu nhập 1 tháng hơn 1,5 triệu đồng đã trừ chi phí ăn, ở.

5/ Em Nguyễn Thị Huệ làm nghề may thu nhập 1 tháng hơn 2 triệu đồng

vv….

PHẦN V

KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT

1. Kiến nghị:

- Câu lạc bộ Thanh, Thiếu niên khuyết tật Tỉnh Đăk Lăk không chỉ là nơi tập trung cho các em để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, tư vấn sức khỏe, giới tính, tìm việc làm, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống để các em hòa nhập với cộng đồng...v.v  mà nó còn mang một ý nghĩa quan trọng về mặt Chính trị phù hợp với quan điểm, Chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt nam đối với nguồi khuyết tật. Chính vì vậy “Duy trì, cũng cố và phát triển câu lạc bộ thanh thiếu niên khuyết tật Đăk Lăk” là một việc làm cần thiết, cấp bách, trách nhiệm đối với người khuyết tật không của riêng ai.

- Các cấp, các Ngành trong và ngoài tỉnh cần quan tâm hơn nữa, tạo điều kiện giúp đỡ Câu lạc bộ về cơ sở vật chất, chuyên môn, kinh phí ....để Câu lạc bộ tiếp tục hoạt động ngày càng phát triển và có hiệu quả hơn.

- Các em luôn luôn mong muốn được duy trì Câu lạc bộ để các em có nơi  hội tụ,  giao lưu học hỏi lẫn nhau về những định hướng nghề nghiệp, sức khỏe, tâm tư tình cảm… giúp các em có tính kiên trì, làm việc có khoa học, xứng đáng là những chủ nhân tương lai của đất nước.

2. Đề xuất ý kiến:

Để nâng cao chất lượng của Câu lạc bộ, tôi xin có một vài đề xuất sau:

- Tiếp tục sử dụng và cần mua sắm thêm các loại tài sản phục vụ cho Câu lạc bộ đáp ứng nhu cầu hoạt động đạt hiệu quả cao hơn.

- Tài sản mua sắm được giao cho Chủ nhiệm Câu lạc bộ quản lý, sử dụng, chỉ phục vụ trong Câu lạc bộ. Khi sử dụng ngoài Câu lạc bộ phải có ý kiến của Lãnh đạo Trung tâm.

- Nguồn kinh phí để tổ chức đợt đầu chủ nhiệm câu lạc bộ xin ý kiến của lãnh đạo Trung tâm để xin tài trợ từ các tổ chức XH, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh...;

- Phát triển việc dạy văn nghệ như một bộ phận của việc hướng nghiệp dạy nghề cho Thanh, Thiếu niên khiếm thính: Hàng tháng, quý Trung tâm kết hợp với Đoàn thanh niên tổ chức cũng cố, hướng dẫn thêm các tiết mục múa, kịch... cho các em của Câu lạc bộ thanh thiếu niên khuyết tật và học sinh của trung tâm như 01 hoạt động thường xuyên của Trung tâm. Đồng thời tổ chức các đợt biểu diễn gây quỹ cho Câu lạc bộ để tiếp tục duy trì hoạt động.

- Phân công một cán bộ phòng hướng nghiệp và công tác xã hội quản lý sinh hoạt (làm công tác Chủ nhiệm Câu lạc bộ), phối kết hợp với Đoàn thanh niên lên kế hoạch hoạt động (tuyển dụng một số em đã học xong chương trình tại Trung tâm không tiếp tục theo học hòa nhập vì đã lớn tuổi làm bảo mẫu để cùng phụ trách câu lạc bộ, tổ chức các hoạt động, xây dựng các kỹ năng sống…)

- Trước khi tổ chức các đêm diễn nhằm gây quỹ cho Câu lạc bộ và hỗ trợ một phần kinh phí cho việc học nghề của các thành viên sau này, Chủ nhiệm câu lạc bộ phải lên chương trình, kế hoạch trình Lãnh đạo Trung tâm xem xét, phê duyệt mới được triển khai thực hiện.

- Hàng quý chủ nhiệm Câu lạc bộ báo cáo tình hình hoạt động của Câu lạc bộ bằng văn bản gửi về lãnh đạo Trung tâm biết và chỉ đạo theo quy định.

Trên đây là một vài ý kiến tôi mạnh dạn đưa ra. Tôi rất mong có sự bổ sung, góp ý của Lãnh đạo Trung tâm và các đồng chí cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trung tâm để chuyên đề được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn./.

Buôn Ma Thuột,  ngày 08 tháng 3 năm 2011

Người viết

 

 

Phạm Thị Lý

Add comment


Security code
Refresh

Giao lưu - Chia sẻ

Ảnh đẹp

  • bgd.jpg
  • gd.jpg
  • gd1.jpg
  • gd2.jpg
  • gd3.jpg
  • gd4.jpg
  • kg.jpg
  • kg1.jpg
  • kg2.jpg
  • kg3.jpg
  • kg4.jpg
  • st.jpg
  • st1.jpg
  • st2.jpg
  • st3.jpg
  • ts4.jpg
  • ts5.jpg
  • ts6.jpg
  • tthu.jpg
  • tthu1.jpg

Thống

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay198
mod_vvisit_counterHôm qua347
mod_vvisit_counterTuần này2395
mod_vvisit_counterTuần trước2439
mod_vvisit_counterTháng này6345
mod_vvisit_counterTháng trước8928
mod_vvisit_counterTất cả1137446

Online (20 minutes ago): 23
Your IP: 44.192.115.114
,
Now: 2023-09-29 20:50